Xin chào tất cả các bạn đã quay trở lại với Blog của mình. Vừa rồi mình có nhận hỗ trợ một bạn di chuyển dữ liệu trên máy chủ cài đặt DirectAdmin sang máy chủ cài đặt cPanel, với số lượng website khá nhiều do đó mình không thể di chuyển thủ công từ website được mà cần sử dụng đến công cụ tự động có hỗ trợ sẵn.
Nếu các bạn đã sử dụng nhiều control Panel thì chắc hẵn sẽ biết cùng một control thì việc di chuyển, migrate sẽ trở nên dễ dàng hơn như di chuyển cPanel sang cPanel, DirectAdmin sang DirectAdmin hoặc mới đây mình có viết một bài di Di chuyển User cPanel sang DirectAdmin (Migrate cPanel to DirectAdmin). Thì ở bài viết này mình sẽ làm ngược lại là di chuyển dữ liệu từ DirectAdmin sang cPanel với công cụ Transfer Tools. Mời các bạn cùng theo dõi và thực hiện nhé.
Điều kiện thực hiện
- Máy chủ cPanel Phải có quyền ssh root vào máy chủ DirectAdmin
- Mặc định cổng SSH sử dụng cổng 22, nếu bạn đã thay đổi cổng ở DirectAdmin cần allow IN/OUT trên cPanel và DirectAdmin
Sau khi đã thoả điều kiện bạn thực hiện các bước sau.
Bước 1: Nhập thông và di chuyển
Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào WHM sau đó tìm đến công cụ Transfer Tool và nhập vào các thông tin như sau.
- Remote Server Infomation
- Remote Server Address: Nhập vào IP máy chủ DirectAdmin
- Remote SSH Port: Nhập vào Port SSH máy chủ Directadmin
- Authentication
- Login: Chọn Root (Default)
- Authenticotion Method: Chọn Passwd (Default)
- Root Passwd: Nhập vào passwd SSH máy chủ Directadmin
- Remote Server Infomation
Sau khi đã nhập các thông tin hoàn tất, bạn di chuyển xuống tìm mục Advanced sau đó click vào Show để hiển thị các tính năng nâng cao.
Tại mục Advanced như ảnh bên dưới bạn hãy chọn như sau.
- Remote Server Type: Bạn chọn DirectAdmin (Ngoài ra bạn có thể chọn Auto Detect để hệ thống tự động phát hiện)
- Unencrypted: Bỏ tick ở đây để sử dụng phiên không mã hoá truyền dữ liệu
- Compressed Transfers: Chọn dòng này để nén tệp trong quá trình rsync khi máy chủ từ xa chuyển tệp giữa máy chủ từ xa và máy chủ đích.
- Lưu ý: Tuỳ chọn này không ảnh hưởng đến chức năng tài khoản gói, chức năng này tạo ra một kho lưu trữ gzip của tài khoản của người dùng trên máy chủ từ xa.
- Low Priority: Mức độ ưu tiên, nếu bạn chọn dòng này thì mức độ ưu tiên sẽ thấp để sử dụng ít CPU input/output (I/O) trên máy chủ từ xa.
- Use Incremental Backups Speed-up: Chọn tuỳ chọn này để giảm lượng thời gian mà hệ thống sử dụng để đóng gói tài khoản trên máy chủ từ xa. Nếu tồn tại một bản sao lưu gia tăng hàng ngày, WHM sẽ sử dụng bản sao lưu đó làm điểm bắt đầu. Sau đó hệ thống sẽ cập nhật gói trước khi chuyển.
- Use custom account packaging modules from “/var/cpanel/lib/Whostmgr/Pkgacct”: Tick để chọn module đóng gói
- Number of Transfer Threads: Chỉ định số lượng xử lý CPU (luồng) cho phiên di chuyển. Mặc định là 5 và bạn có thể giảm tuỳ thuộc vào tài nguyên có sẵn của bạn
- Number of Restore Threads: Chỉ định số lượng xử lý CPU (luồng) cho phiên khôi phục. Mặc định là 5 và bạn có thể giảm tuỳ thuộc vào tài nguyên có sẵn của bạn
- Transfer Session Timeout:
Sau khi đã tuỳ chọn hoàn tất, bạn click vào Scan Remote Server để bắt đầu scan user cần di chuyển.
Hệ thống sẽ tự động scan và liệt kê các User hiện có trên máy chủ sử dụng DirectAdmin, Ở đây mình có 2 user và để di chuyển bạn hãy Tick vào ô tương ứng với Domain và User và click vào Copy. Tuy nhiên trước khi Copy bạn hãy xem thêm phần tuỳ chòn sau.
Bạn click vào mục Default và hãy bỏ chọn mục Bandwidth Data để việc di chuyển diễn ra nhanh hơn. Vì nếu bạn có webite sử dụng nhiều Bandwidth sẽ kèo theo di chuyển cả Bandwidth rất tồn nhiều thời gian. Vì vậy bạn hãy Tick bỏ nhé.
Bước 2: Quá trình Migrate DirectAdmin sang cPanel
Ở bước này dường như mọi thứ sẽ diễn ra tự động và bạn chỉ cần chờ đợi kết quá. Ảnh minh hoạ bên dưới bạn sẽ thấy quá trình Transfer được hiển thị dưới dạng Phần trăm (%) và các tiến trình nhỏ thực hiện mà bạn có thể thấy rõ được.
Sau khi quá trình Transfer hoàn tất, thì nối tiếp là tiến trình Restore bắt đầu thực hiện. Thông thường thời gian Restore sẽ nhanh hơn là Transfer vì Transfer này đi qua IP public.
Và bên dưới là kết quá thực hiện của mình. Với log trả về là Restore 100% complate với các thông báo Success.
Như vậy quá trình di chuyển dữ liệu từ DirectAdmin sang cPanel đã hoàn tất. Để chắc chắn mình sẽ kiểm tra xem user này đã thực sự tồn tại và dữ liệu đã có hoàn chỉnh chưa nhé.
Mình vào List Accounts và tìm user của mình. Thì kết quá User đã tồn tại.
Như vậy mình đã hoàn tất các bước Hướng dẫn di chuyển DirectAdmin sang cPanel. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những điều mới mẽ cho bạn. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian trông việc di chuyển dữ liệu và bảo toàn được dữ liệu trong quá trình di chuyển, không tất thoát,không gặp lỗi.
Nếu bạn có thắc mắc hãy chưa thực hiện được. Hãy để lại bình luận bên dưới để mình hỗ trợ bạn nhé.