Bất kỳ ai khi mua hosting, nhà đăng ký hosting sẽ cung cấp cho quý khách thông tin đăng nhập cPanel. Vậy cPanel là gì? Ưu – nhược điểm của nó ra sao? Sử dụng nó ra sao? Bài viết dưới đây Minh Duy sẽ giúp các quý khách hiểu rõ cPanel là gì cùng với những hướng dẫn chi tiết cho người bắt đầu. Hãy tham khảo nhé!
cPanel là gì?
cPanel là control panel nền Linux phổ biến nhất cho tài khoản web hosting. Nó giúp quý khách quản lý tất cả dịch vụ web trong một chỗ. Hiện nay, cPanel là chuẩn của ngành công nghiệp này và hầu hết các web developer đều đã quen thuộc với nó. cPanel là nơi quý khách thực hiện những tác vụ liên quan đến tài khoản hosting như:
- Cài đặt email cho site
- Thêm tên miền vào hosting
- Quản lý tập tin/thư mục trên host
- Cài đặt WordPress
cPanel Hosting là gì?
cPanel hosting là Linux web hosting đã có cài đặt sẵn cPanel. cPanel có ưu điểm và nhược điểm, nhưng với hầu hết các trường hợp, nó đều hoạt động hiệu quả. Vì vậy cPanel là lựa chọn tốt cho tất cả những ai đang tìm kiếm giải pháp control panel cho hosting.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng
- Dễ tìm hiểu
- Đã được thử nghiệm dễ dàng
- Có trình cài đặt tự động
- Tiết kiệm thời gian và chi phí
- Nhiều tài liệu hướng dẫn trên internet
Nhược điểm:
- Dễ vô tình thay đổi các thông số quan trọng
- Một số host chạy bản cPanel cũ
- Có nhiều tính năng không cần thiết
- Tốn kém hơn vì thường cPanel không đính kèm trong các gói hosting miễn phí
Có sự lựa chọn nào thay thế cPanel không?
Câu trả lời là có, có nhiều loại có thể thay thế cho cPanel. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ hosting lại có những sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, bất kể quý khách dùng cPanel hay các control panel khác, nó cũng không thành vấn đề miễn là nó giúp quý khách hoàn thành tác vụ phải không? Nếu quý khách cần control panel để thực hiện một công việc đặc thù nào đó, hãy cứ liên hệ với nhà cung cấp của quý khách để xem họ có tính năng đó không.
Làm thế nào để sử dụng cPanel? Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu
Chúng tôi sẽ lựa chọn cách đi qua từng phần trong giao diện của cPanel để giới thiệu cách sử dụng cho các quý khách. Mỗi bản cài cPanel đều có các tính năng khác nhau nhưng quý khách đừng quá bối rối vì các mục của nó được sắp xếp vô cùng dễ hiểu và quý khách sẽ nhanh chóng nắm bắt được chúng.
Preferences
Quý khách có thể tùy biến giao diện của cPanel sao cho dễ nhìn hơn ở đây. Những modules thông dụng nhất là:
- Change Main Domain: đổi tên miền
- Change Language: đổi ngôn ngữ cPanel
- Manage Resources: Quản lý tài nguyên
- Getting Started Wizard: quy trình khi mới dùng
- Update Contact Info: cập nhật thông tin cá nhân
- Shortcuts
- Video Tutorials: hướng dẫn bằng video
Databases
Khi website của quý khách có một CMS, nó sẽ cần một database để lưu các bài viết, thông số cài đặt và các thông tin khác. Những modules thông dụng nhất là:
- MySQL Databases
- MySQL Database Wizard
- phpMyAdmin
- Remote MySQL
File Modules
Những modules này cho phép quý khách trực tiếp upload và quản lý file từ trong cPanel mà không cần tài khoản FTP client. quý khách có thể cài đặt mức độ bảo mật, backup và nhiều thứ khác. Những modules thông dụng nhất là:
- Directory Privacy
- Backup
- Backup Wizard
- FTP Accounts
- FTP Connections
- Disk Usage
- File Manager
- Images
- Web Disk
Domain
Thường thì các webmaster đều cần sử dụng một hosting để quản lý nhiều site hoặc để cài đặt subdomain và redirects. Đây là nơi để webmaster quản lý các vấn đề đó. Những module thông dụng nhất là:
- Addon Domains
- Aliases
- DNS Manager
- Preview Website
- Redirects
- Subdomains
Web Applications
Quý khách có thể cài đặt những ứng dụng cần thiết tại đây. Nó chứa tất cả mọi ứng dụng từ blogs cho đến portals đến CMS, các diễn đàn.
Các modules thông dụng là:
- Drupal
- Joomla
- phpBB
- WordPress
Metrics
Nếu quý khách đang quan tâm đến số liệu truy cập của website mình quản trị thì quý khách cần tìm đến khu vực Metrics này. Khu vực này để đưa ra cho quý khách toàn bộ thông số thống kê có thể giúp quý khách đánh giá website có hoạt động hiệu quả không. Các modules thông dụng là:
- Bandwidth
- Awstats
- Errors
- CPU and Concurrent Connection Usage
- Visitors
- Raw Access
- Webalizer
- Webalizer FTP
Security
Vấn đề bảo mật là điều cần đặc biệt quan tâm, nhất là khi website của quý khách chứa các thông tin nhạy cảm như usnername, password và thông tin tài chính. Module này sẽ giúp quý khách quản lý các vấn đề liên quan đến bảo mật,giúp website của quý khách an toàn hơn. Các modules thông dụng nhất là:
- Hotlink Protection
- IP Blocker
- Leech Protection
- SSH Access
- SSL/TLS
Software
Module này chủ yếu dùng nhiều các phần mềm PHP và Perl, người dùng thông thường không cần lắm những tính năng trong này. Các modules thông dụng nhất là:
- Softaculpis Apps Installer
- Optimize Website
- Perl Modules
- PHP PEAR Packages
- CloudFlare
- Select PHP Version
Advanced
Như tiêu đề, những thông số này dành cho người dùng chuyên nghiệp. Các modules thông dụng nhất:
- Apache Handlers
- Cron Jobs
- LiteSpeed Web Cache Manager
- Indexes
- MIME Types
- Track DNS
Mặc dù không phải tất cả web hosting đều chứa email, nhưng nếu gói hosting của quý khách có cả email và cPanel vậy thì phần này là để quản lý Email. Các modules thông dụng nhất là:
- Address Importer
- Apache SpamAssassin
- Autoresponders
- Default Address
- Email Wizard
- Encryption
- Forwarders
- Global Filters
- MX Entry
- Track Delivery
- User Filters
Kết luận
cPanel là phần mềm không khó để sử dụng. Thực tế quý khách không cần biết tất cả các tính năng của cPanel.
Quý khách chỉ cần biết cách thực hiện một vài tác vụ phổ biến như sau
- Bổ sung domain vào cPanel
- Cách tạo tài khoản email
- Cách sử dụng FileManager để quản lý file
- Cách quản lý cơ sở dữ liệu
Hi vọng bài viết của chúng tôi hữu ích, có thể giúp các quý khách một phần nào đó trong công việc của mình. Chúc quý khách thành công!